Thứ Ba, 10 tháng 1, 2017

Hút sữa đúng cách

Hút sữa và cho con bú là một kỹ năng cần phải học, do đó bạn hãy kiên nhẫn và luyện tập để nắm vững kỹ năng này.

Không nên thất vọng khi bạn hút được rất ít sữa hoặc không có sữa sau lần hút đầu tiên. Hãy cứ coi như lần hút đầu tiên là một bài tập thực hành.

Hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi hút sữa lần đầu.

Rửa tay thật sạch kể cả khi khi vắt sữa bằng tay hoặc dùng máy hút sữa.

Chọn vị trí ngồi thật thoải mái để hút sữa.

Chọn phễu chụp vú vừa với bầu vú của bạn. Phễu chụp vú phải khít với đầu ti, nhưng cũng vẫn đủ khoảng không để đầu ti không bị chèn vào thành của phễu. Đầu núm vú phải nằm giữa tâm của ống phễu chụp vú.

Nếu đầu núm vú quá to thì bạn phải order một chiếc phễu chụp vú lớn hơn. Medela có nhiều cỡ chụp vú khác nhau.

Làm ẩm chụp vú để tăng độ mút, kín khít.

Bắt đầu hút với áp lực chân không cao nhất mà bạn vẫn thấy thoải mái. Chìa khoá của thành công là kích thích được phản xạ ra sữa của cơ thể bạn.

Massage ngực của bạn trước và trong khi hút để giúp sữa dễ chảy ra.

Hút sữa cả hai ngực cùng một lúc sẽ rút ngắn thời gian hút còn một nửa (xuống còn 10-15 phút hoặc ít hơn), và tăng lượng sữa prolactin levels lên cao hơn nếu bạn dùng máy hút đôi, do đó bạn có thể hút được nhiều sữa hơn với thời gian ngắn hơn. Nếu bạn hút riêng từng vú thì hãy: hút hoán đổi giữa hai ngực nhiều lần.

Hút sữa đúng cách sẽ không gây đau vú. Nếu bạn cảm thấy đau thì nên dừng hút và hỏi tư vấn của chuyên gia dinh dưỡng. Không nên để các mạch dẫn rất nhạy cảm của vú phải chịu nguy cơ tổn thương bởi dùng máy hút sữa không đúng cách!

Nguồn: dhl-meditech.com

Cách dùng phễu chụp vú

Một chiếc phễu chụp vú lắp đúng cách sẽ kín khít, và vừa với ngực giúp cho các mạch dẫn sữa không bị chèn ép trong khi hút, tăng hiệu quả hút và đảm bảo hút được hết sữa ra. Câu hỏi trắc nghiệm cho các mẹ:

1. Đầu núm vú của bạn có nằm giữa tâm của ống Phễu chụp vú không ?

2. Bạn hãy bật máy và kiểm tra các điểm sau: • Đầu núm vú của bạn có thể cử động tự do trong ống của Phễu chụp vú không ?
• Có rất ít hoặc không có các mạch areola tại quầng thâm xung quanh núm vú bị hút vào trong ống phễu?
• Bạn có thấy các cử động nhẹ, nhịp nhàng của bầu vú sau mỗi chu kỳ hút của động cơ?
• Bạn có cảm thấy sữa được hút hết không?
• Đầu núm vú của bạn không bị đau trong khi hút?

--->Nếu câu trả lời của 1 trong các câu hỏi trên là “Không” thì có thể bạn đã lắp Phễu chụp vú không đúng cách.

...chụp vú quá bé, đầu ti không cử động tự do trong ống phễu. ...chụp vú quá lớn, các mạch areola bị kéo vào trong ống phễu. ...chụp vú quá lớn, phễu chụp vú không lắp khít được vào tí.

Nguồn: dhl-meditech.com

Thứ Hai, 26 tháng 12, 2016

Trẻ cần điều trị y tế

Nhiều khi bạn phải đối mặt với giai đoạn khó khăn. Bạn hoặc con bạn phải điều trị y tế. Bạn phải cách ly với bé và lo lắng cho tình trạng sức khỏe của con mình. Mặc cho tình trạng có khó khăn như thế nào thì bạn vẫn cần phải cố gắng vắt/hút sữa để nuôi con. Sữa mẹ là liều thuốc bổ dưỡng nhất mang lại cho sức khỏe của bé.

Chăm sóc sức khỏe cho bé

Nếu con bạn bị hở hàm ếch, hoặc bị ảnh hưởng về thần kinh hoặc bị các bệnh cần chăm sóc y tế khác thì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng rất quan trọng. Và chỉ có bạn mới có thể cung cấp cho bé.

Chăm sóc sức khỏe cho mẹ

Phần lớn mọi người đều nghĩ rằng nếu mẹ bị ốm thì không thể nuôi con bằng sữa mẹ được. Như vậy là không đúng. Phần lớn các trường hợp mẹ ốm vẫn có thể cho con bú được.

Cho con bú tiết kiệm tiền và thời gian. Có nhiều loại thuốc điều trị có thể dùng được khi cho con bú. Nếu bạn ốm bạn vẫn có thể hút/ vắt sữa để nuôi con. Nếu phải dừng không cho con bú trong một khoảng thời gian thì bạn vẫn có thể cho con bú trở lại khi sức khỏe đã hồi phục.

Nguồn: dhl-meditech.com

Cho bé bú khi mẹ phải đi làm

Không phải tất cả các bà mẹ đều có thể nghỉ nuôi con trong thời gian dài. Tuy nhiên bạn vẫn có thể nuôi con bằng sữa mẹ nếu phải đi làm. Bạn hãy lập kế hoạch trước để kết hợp vừa đi làm vừa cho con bú hoặc vắt sữa, bạn sẽ thành công.

Cố gắng ở nhà đủ lâu để cơ thể quen với cơ chế sản sinh ra sữa và quen với việc cho con bú. Ít nhất là 4 đến 6 tuần.
Hai tuần trước khi đi làm bạn nên học cách vắt/hút sữa ra ngoài và cách bảo quản sữa. Hãy hỏi tư vấn các chuyên gia về dinh dưỡng cách vắt/ hút sữa. Bạn hãy lưu sẵn một số cơ số sữa của mình trong tủ lạnh. Bạn sẽ nuôi con tốt hơn khi bạn đã có sẵn một lượng sữa dự trữ, trước khi đi làm.
Cố gắng hút sữa và bảo quản sữa tại công sở.
Bạn nên tìm một người giữ trẻ hỗ trợ bạn trong thời gian này.
Để người khác cho con bạn ăn sữa bằng bình khi bạn phải ra ngoài.
Mặc quần áo thuận tiện cho việc hút sữa.

Nguồn: dhl-meditech.com

Sinh đôi, sinh ba

Bạn đừng ngại khi cho các bé sinh đôi và sinh ba bú. Cách bú cũng tương tự như cho 1 bé bú: bạn cần phải hiểu các ý nghĩa cơ bản về kỹ thuật cho con bú v.v... và hiểu được cơ chế ra sữa của mẹ theo nguyên lý cung và cầu như thế nào và yếu quan trọng nhất là học các tư thế cho con bú và cách làm sao cho bé ngậm vú đúng cách .

Vấn đề khó khăn khi nuôi các bé sinh đôi, sinh ba không phải là ở lượng sữa của mẹ mà là vấn đề về thời điểm. Cho con bú cùng lúc sẽ tiết kiệm thời gian. Bạn hãy hỏi các chuyên gia về sữa mẹ cách cho nhiều bé bú cùng một lúc như thế nào.

Nguồn: dhl-meditech.com

Núm vú bị phẳng hoặc lõm vào

Bạn có thể kiểm tra xem núm vú của mình có phải thuộc loại núm vú phẳng hoặc lõm vào không bằng cách: dùng tay ấn núm vú của bạn vào trong khoảng 3cm. Núm vú bình thường sẽ vươn thẳng ra ngoài, núm vú lõm sẽ co vào trong.

Nếu bạn có núm vú phẳng hoặc lõm vào thì bạn có thể sử dụng loại nippleformer (tạo dáng đầu ti). Bạn không nên nhầm lẫn với nippleshields (che núm vú - để kéo đầu ti ra ngoài). Bạn có thể đeo nippleformer trong áo lót ngực. Để dùng nippleformer thật thoải mái, bạn nên mặc áo lót ngực to hơn một cỡ. Nippleformer có thể sử dụng ngay từ khi mang thai hoặc sau khi sinh. Bạn nên hỏi tư vấn các chuyên gia trước khi sử dụng.

Nguồn: dhl-meditech.com

Quá ít/ quá nhiều sữa

Quá ít sữa

Rất nhiều bà mẹ lo không có đủ sữa để nuôi con, tuy nhiên sự lo lắng này là không có cơ sở. Nếu bạn sợ không có đủ sữa để nuôi bé thì nên xem thêm phần kiểm tra trọng lượng của bé (tham khảo phần Kiểm soát cân nặng của bé).
Nếu bạn thật sự có quá ít sữa thì nên đến gặp chuyên gia về sữa mẹ để tham vấn.
Các bước sau có tác dụng để tăng cường lượng sữa cho bạn:
Sữa của mẹ có được theo cơ chế CUNG và CẦU. Nghĩa là càng nhiều sữa hút ra từ bầu vú thì vú mẹ lại càng sản sinh ra nhiều sữa. Do đó bạn cần phải cho con bú thường xuyên. Nên cho con bú mỗi 2 tiếng vào ban ngày và mỗi 3 tiếng vào buổi tối.
Chỉ khi bạn bế con bú đúng cách và bé ngậm vú tốt thì mới kích thích được phản xạ ra sữa. Bạn nên kiểm tra lại kỹ năng này.
Cho con bú mỗi ngực ít nhất là 15 phút và nên cho con bú cả hai ngực mỗi lần.
Khi bạn cảm thấy bé mút sữa và nuốt chậm dần thì đó là lúc chuyển vú cho bé.
Chú ý nghỉ ngơi thật nhiều, nghỉ càng nhiều càng tốt.

Quá nhiều sữa

Có quá nhiều sữa cũng không tốt. Các mẹ có quá nhiều sữa dễ bị căng tức vú, dẫn đến tắc tia sữa hoặc viêm vú.
Các bước sau có tác dụng để giảm lượng sữa cho bạn:
- Chỉ cho con bú một bên vú mỗi lần. Để cho bé lâu một bên vú và không đổi vú trong vòng 2 giờ nếu bé muốn bú tiếp. Không hút hết hẳn sữa ra mà chỉ hút vừa đủ lượng sữa để mẹ cảm thấy nhẹ và không dẫn đến chứng căng tức, gây tắc tia sữa.
- Chườm lạnh sau mỗi lần cho con bú.

Nguồn: dhl-meditech.com